ĐỀN THỜ ĐỨC THÁNH TRẦN-HƯNG-ĐẠO 124 Đường Nguyễn-Trãi Nha-Trang.

ĐỀN THỜ ĐỨC THÁNH TRẦN-HƯNG-ĐẠO 124 Đường Nguyễn-Trãi Nha-Trang.
ĐỀN THỜ ĐỨC THÁNH TRẦN HƯNG-ĐẠO ĐẠI-VƯƠNG - Số 124 Đường Nguyễn-Trãi, Thành Phố Nha-Trang.

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

HÒN ĐÁ LẠ TẠI ĐỀN HÙNG.


http://www.youtube.com/watch?v=aTl626R-54s

CÂU CHUYỆN VỀ HÒN ĐÁ LẠ TẠI ĐỀN HÙNG

http://www.youtube.com/watch?v=6H3LxLlMC_g

CÂU CHUYỆN VỀ HÒN ĐÁ LẠ TẠI ĐỀN HÙNG.


HÒN ĐÁ LẠ TẠI ĐỀN HÙNG


Vụ "hòn đá lạ" ở Đền Hùng : quản lý bừa bãi di tích lịch sử

By Thanh Phương
Đăng ngày 2013-04-22 04:00
Mon, 2013-04-22 02:00
1
"Hòn đá lạ" ở Đền Hùng Phú Thọ (TỄU - BLOG)
Ngày 19/04, tức ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, nghi thức dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng đã diễn ra tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng Phú Thọ. Trước đó vào tối 13/04, tức mồng 4 tháng 3 Âm lịch, UBND tỉnh Phú Thọ đã chính thức đón Bằng công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Nhưng thay vì bảo tồn tín ngưỡng thờ cúng vô cùng thiêng liêng này đối với người dân Việt Nam, thì các nhà quản lý Đền Hùng lại đưa vào di tích này những thứ hoàn toàn không có một cơ sở lịch sử nào, như "vụ hòn đá lạ" đang gây nhiều tranh cãi trong những ngày qua, mà theo lời tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện khi trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, đó là mà một sự « hỗn loạn về tâm linh », toàn là những sự bịa đặt.
Bên cạnh sự quản lý lỏng lẻo các di tích như Đền Hùng, cách hành xử của một bộ phận người dân Việt Nam đối với những nơi thờ tự thiêng liêng như vậy cũng đã gây bất bình dư luận. Báo chí trong nước mấy ngày qua đã đưa lên nhiều hình ảnh hàng quán, dịch vụ loạn xạ đón khách vào Đền Hùng, bày bán đủ thứ, thượng vàng hạ cám, từ hàng giải khát, cơm cháo, bún phở, bánh kẹo, quần áo, giầy dép, hàng gia dụng, cho đến cây cảnh, măng chua, điếu cày..., thậm chí dọc hai bên đường còn bày bán cả thịt gia súc.
Về "dịch vụ", thì kinh tởm nhất là các khu nhà vệ sinh do người dân dựng lên hai bên đường để tranh thủ kiếm thêm trong những ngày lễ. Những khu nhà này được che chắn tạm bợ, quây bằng bạt, nilông, không có khu xả thải… trông rất mất vệ sinh và phản cảm.
Nhiều người dân còn đua nhau rải tiền ở Đền Hùng, thậm chí ném tiền vào tượng một cách vô ý thức. Theo báo chí trong nước thì việc rải tiền lẻ tại những nơi thờ cúng tín ngưỡng đang trở nên phổ biến một cách đáng báo động về ý thức văn hóa của một bộ phận người dân Việt Nam.
« Thượng bất chính, hạ tắc loạn », khi chính quyền làm không đúng thì người dân cũng làm bậy theo là lẽ đương đương nhiên. Nói như tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, những người quản lý những khu di tích đó phải là những người hiểu biết về lịch sử và văn hóa, mà còn là những người có « một tấm lòng rất thành kính » và một cái « tâm rất thuần khiết » để bảo đảm cho những lễ hội, những cuộc cúng tế diễn ra đúng quy củ, truyền thống, cũng như để có thể cưỡng lại được những cám dỗ vật chất làm dung tục hóa những nghi lễ này. Sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện.
RFI : Xin kính chào tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện. Trước hết xin ông nhắc lại sơ qua về vụ « hòn đá lạ » ở Đền Hùng ?
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện : Trong những ngày qua, báo chí và dư luận, nhất là cư dân mạng đã bàn luận rất sôi sôi nổi về tảng đá « đạo bùa », đã được đặt tại Đền Thượng, tức là di tích kiến trúc quan trọng nhất ở khu vực di tích Đền Hùng, nơi thờ quốc tổ của người Việt Nam.
Khi câu chuyện được phát giác thì người ta mới biết là hòn đá này được đưa vào Đền Hùng từ năm 2009, thời ông Nguyễn Tiến Khôi, giám đốc khu di tích lịch sử Đền Hùng. Qua trả lời phỏng vấn của ông Khôi với báo chí trong nước, thì vào đầu năm 2009, ( ban quản lý ) Đền Hùng tiến hành tu sửa và trong khi đào đất móng nhà thì thấy có một viên gạch, mà trên đó có những văn tự nói về việc « xóa sổ » Đền Hùng. Ông ấy cho rằng đó là những bùa của giặc Nguyên Mông khi sang xâm lược ViệtNam đã yểm vào đó.
Sự việc đã được báo cáo lên cấp tỉnh, mà ở đây chính là bí thư tỉnh uỷ Nguyễn Hữu Điền. Ông Điền cũng chính là người đã đi tìm long mạch để xây Đền Âu Cơ. Sự việc sau đó được báo cáo lên Bộ Văn hóa. Bộ Văn hóa đã môi giới để tìm đến một đại tá quân đội, tên là Nguyễn Minh Thông, một người có nghiên cứu về huyền thuật phương Đông. Chính ông Thông là người chủ trì việc đưa ra một cái bùa để trấn trị bùa mà phương Bắc đã yểm vào Đền Hùng.
Lúc chúng tôi có được bức ảnh chụp 2 mặt của viên đá đó, thì chúng tôi chỉ nghĩ đây là một cái bùa lành, tức là bùa để cầu phúc, giải tai họa thôi, chứ chưa nghĩ đây là một bùa trấn yểm. Nhưng tự ông Khôi đã tiết lộ rằng đây là bùa trấn yểm lại bùa của phương Bắc. Câu chuyện ngày càng lớn và không chỉ liên quan đến di tích Đền Hùng, mà còn liên quan đến UBND tỉnh và tỉnh uỷ Phú Thọ, cũng như đến Bộ Thể thao,Văn hóa và Du lịch Việt Nam.
RFI : Thưa ông, xét về thủ tục, thẩm quyền, thì họ có quyền đặt những tảng đá như vậy ở một di tích linh thiêng như Đền Hùng ?
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện : Tín ngưỡng thờ đá, thờ cây là tín ngưỡng nguyên thủy và đã có ở khắp nơi trên thế giới, kể cả ở Việt Nam. Tại khu vực Đền Hùng, gốc xa xưa của nó cũng là những tín ngưỡng nguyên thủy thờ thần núi và thờ đá. Nhưng trong các huyền tích dày đặt chung quanh tỉnh Phú Thọ và khu vực lân cận, thì chúng ta không thấy một hòn đá nào mang dáng nét như vậy và đây là hiện vật được bịa đặt về sau.
Khi tìm hiểu về tảng đá này thì chúng tôi thấy trên đó có cả dấu ấn « Tổ Vương Tích Phúc », là một cái ấn bịa đặt của tỉnh Phú Thọ, có cả những dòng chữ Phạn, rồi dòng chữ Hán « Bách Giải Tiêu Tai Phù », rồi cả trận đồ theo kiểu Khổng Minh Gia Cát Lượng thời Tam Quốc. Đó là một cái bùa hỗn loạn về mặt tâm linh, một hiện vật bịa đặt về sau, hoàn toàn mới, không có trong hồ sơ di tích Đền Hùng.
Bất cứ người nào quản lý văn hóa, kể cả quản lý hành chính, như ở UBND tỉnh, đều phải hiểu là đưa vào một di tích thuần Việt như Đền Hùng là một điều dứt khoát không được phép.
RFI : Ông có thể hiểu được động cơ của những người làm như vậy không ? Phải chăng đó là nhằm thỏa mãn nhu cầu mê tín của khá nhiều quan chức hiện nay, hay đây là cách để kiếm tiền ?
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện : Tôi chưa nghĩ việc đặt đá bùa ở đó là nhằm mục đích kiếm lợi, nhưng ở đây có một điều đáng báo động về não trạng của những nhà quản lý văn hóa Việt Nam hiện nay : cái gì cũng muốn thổi phồng lên, cái gì cũng làm cho sai lạc đi, làm cho nó hoành tráng lên, làm cho nó đi xa với truyền thống. Không chỉ Đền Hùng, mà nhiều nơi khác cũng như thế, ví dụ như Đền Trần ở Nam Định, Đền Trần ở Thái Bình và một loạt các nơi khác. Có những nơi họ bịa ra những câu chuyện, những sự tích mới, đặt ra những vật linh, hiện vật không hề có trong sử sách, hoặc là nhằm mục đích thỏa mãn một nhu cầu về tâm linh cho riêng cá nhân, gia đình hoặc dòng họ mình, hoặc có nơi bịa đặt ra những thứ đó để cầu lợi, kiếm tiền.
Chúng tôi cũng phát hiện là ở Đền Hùng, trên các tờ phiếu ghi công đức do bản quản lý phát, có ghi một cái ấn và trên ấn đó có hàng chữ Tổ Vương Tứ Phúc. Những chữ này viết không đúng, đã thế họ lại phiên âm ra là Vua Hùng ban phúc, mà ghi bên dưới đây là dấu ấn thời Hồng Đức truy phong cho vua Hùng ! Một việc làm bậy bạ hết sức, một sự bịa đặt nhạo báng tổ tiên, nhạo báng vua Hùng, lường gạt nhân dân, lợi dụng tín ngưỡng vua Hùng kiếm chác. Tôi cho rằng đó là một việc làm phi đạo đức và rất là đáng trách, nhất là lại được thực hiện bởi một cơ quan văn hóa. Ban quản lý khu di tích Đền Hùng được xem như là một ông thủ từ của một ngôi Đền quốc tổ mà lại làm một cái việc bậy bạ như thế, rất đáng lên án. Nếu được quyền, người dân địa phương sẽ truất quyền thủ từ Đền Hùng của ban quản lý đó.
RFI : Theo ông, để tránh những trường hợp như vậy, việc quản lý những di tích lịch sử có tính chất thờ tự như Đền Hùng nên được giao cho cơ quan nào?
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện : Từ ngàn xưa, những ngôi đền có tính chất thờ phượng những nhân vậtanh hùng dân tộc được gọi là những ngôi đền quốc tế. Quốc tế đây có nghĩa là những nơi tế lễ cấp Nhà nước, tức là nơi mà đại diện của Nhà nước phải đến đó để tế lễ hàng năm. Dân ở đó bao giờ cũng là những người giữa các việc thờ cúng đó và theo truyền thống, được Nhà nước đặt riêng ra, gọi là dân tạo lệ, tức là dân ở xã đó hay vùng đó được miễn hoàn toàn việc phu phen tạp dịch hoặc miễn mọt số thuế khóa để tập trung vào việc chăm lo ruộng đất ở đó để lấy hoa lợi chi dùng vào việc tế lễ hàng năm. Tế lễ bằng vật phẩm gì, nghi thức như thế nào đều được quy định một cách rất chặt chẽ.
Còn hiện giờ, những di tích như thế giao cho địa phương là hợp lý và đúng với truyền thống nhất, tức là mô hình như hiện nay là đúng rồi. Nhưng ban quản lý các di tích đó trước hết phải là những người hiểu biết về lịch sử văn hóa và phải là những người có tấm lòng rất thành kính và một cái tâm thuần khiết thì mới có thể duy trì các lễ hội hoặc là các cuộc cúng tế hàng năm được đúng quy củ. Phải có một tấm lòng như thế nào thì mới có đủ bản lĩnh để từ chối những cám dỗ về vật chất do sự nổi tiếng của những ngôi đền mà họ quản lý đưa.
Ví dụ như tỉnh Nam Định, phường Lộc Vượng không có cái tâm như thế, cho nên không thể từ chối những món lợi béo bở từ việc phát ấn Đền Trần. Dẫu họ biết làm thế là sai, là lừa gạt nhân dân, nhưng họ vẫn cứ làm. Thế thì, đòi hỏi những người quản lý có được cái tâm, có tấm lòng, có sự hiểu biết về các di tích như thế là một việc tương đối khó, nhưng không phải là không có những người như thế, nhất là đối với những di tích quan trọng cấp quốc gia, được nhiều người đến thăm viếng như Đền Hùng.
 RFI : Xin cám ơn tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện.

















Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

LINH XĂM ĐỨC THÁNH TRẦN-HƯNG-ĐẠO QUẺ SỐ 10


LINH XĂM ĐỨC THÁNH TRẦN-HƯNG-ĐẠO

                           QUẺ SỐ  10 -  HẠ HẠ

TRIỆU :                       Thục đạo kỳ khu.

Dịch :                            Đường đi về đất Thục gập ghềnh, quanh co.

TỔNG THI :                Thiềm cung vô địa thực tiên đào,
                                      Yên thụ thiền thanh hoán bá lao,
                                      Thiên nhược đa tình khan thử hội,
                                      Hảo tương thiện niệm luyện cương đao.

Dịch :                            Cung trăng không đất cấy tiên đào,
                                      Rừng biếc ve ngâm giục cú kêu,
                                      Ví thử gian lao trời có thấu,
                                      Nguyện rèn niềm thiện dắn bằng dao.

CHÚ GIẢI :

1. TỰ THÂN GIA TRẠCH : Hoàng hoàng như dã.
          Ý nói : Thân thế và gia trạch hoang mang, không được yên vui.

2. CẦU TÀI CẦU QUAN             : Phong nhập phá ốc.
          Ý nói : Việc cầu quan cầu tài chưa tới thời vận, nên không đi đến đâu, khác nào như gió vào nhà trống.

3. HÔN NHÂN                               : Duyên mộc cầu ngư (leo cây tìm cá).
          Ý nói : Việc hôn nhân khó thành.

4. LỤC GIÁP                                 : Phụ dựng bất dục.
          Ý nói : Có đẻ mà không nuôi được.


5. PHONG THỦY                         : An năng cửu cư.
          Ý nói : Mộ để phải chỗ đất xấu, nên tìm chỗ khác dời đi.

6. QUAN TỤNG                            : Nhân nhi vô lễ (người mà không biết lễ).
          Ý nói : Tránh kẻ tiểu nhân mới mong thoát việc kiện tụng.

7. TẬT BỆNH                                : Trương Lương đa bệnh.
          Ý nói : Đau ốm triền miên.

8. HÀNH NHÂN THẤT VẬT      : Mạc úy ngã tâm (chẳng thỏa tấm lòng).
          Ý nói : Của mất không tìm thấy; người đi xa không về.

9. LỤC SÚC ĐIỀN TẦM              : Hà đông đi túc (Hà đông dời thóc).
          Ý nói : Mất hết mùa màng, chăn nuôi rất kém.

TỔNG ĐOÁN THỜI VẬN :
         
          Quẻ này ứng triệu “đường Thục gặp ghềnh” nên mọi việc đều trắc trở khó khăn chẳng được hanh thông khác nào như trên cung trăng không có đất để trồng đào tiên, mà nơi rừng thu sương khói mịt mờ này chỉ nghe văng vẳng có tiếng ve than cùng tiếng cú rúc thật là buồn tai. Để thoát khỏi cảnh đó chỉ còn cách trở về tu thân tích đức bằng một ý chí cứng rắn, thì may qua tuần tháng 7, 8, 9 có chuyển biến thời vận mới.

LINH XĂM ĐỨC THÁNH TRẦN-HƯNG-ĐẠO QUẺ SỐ 9


LINH XĂM ĐỨC THÁNH TRẦN-HƯNG-ĐẠO

                           QUẺ SỐ  9  -  HẠ HẠ

TRIỆU :                       Khô mộc vô chi.

Dịch :                            Cây khô không cành.

TỔNG THI :                Vạn sự gian quan bất đẳng nhàn,
                                      Nhất tầng san thướng nhất tầng san !
                                      Tiêu-liêu vô lộ qui lâm tẩu,
                                      Dao vọng xuân ôn cánh ngộ hàn.

Dịch :                            Muôn việc gian nan há rảnh nào,
                                      Một tầng non tiếp một tầng cao,
                                      Chim bay cách lối khôn về tổ,
                                      Cầu ấm chưa sang, lạnh đã vào !

CHÚ GIẢI :

1. TỰ THÂN GIA TRẠCH : Bất hoàng an tức.
          Ý nói : Thân thế và gia đình hoang mang chẳng được yên hàn vui vẻ.

2. CẦU QUAN CẦU TÀI             : Tương ngộ chi sơ (Gặp gỡ sơ tình).
          Ý nói : Cầu quan cầu tài không có quý nhân giúp sức nên chẳng gặp may mắn gì.

3. HÔN NHÂN                               : Gia nhân cao cao.
          Ý nói : Việc hôn nhân vấp phải mọi người trong gia đình bàn ra tán vào có thể lỡ việc.

4. LỤC GIÁP                                 : Dư nhật vọng chi.
          Ý nói : Mong ngày đêm vì đường con cái vẫn còn hiếm hoi.

5. PHONG THỦY                         : Dĩ vi băng sơn,
          Ý nói : Mộ để phải chỗ đất lỡ, hoặc là chỗ núi bị phá lấy đất đá, nên dời đi nơi khác.

6. QUAN TỤNG                            : Bất bình tắt minh.
          Ý nói : Có sự bất bình phải nhờ cửa công phân xử, không thể tránh được.

7. TẬT BỆNH                                : Thần bất phụ thể.
          Ý nói : Bệnh trọng người ốm mê sảng khó thoát, cần giữ cho tinh thần yên tỉnh, bớt lo nghĩ và ăn năn tội lỗi may ra mới qua khỏi.

8. HÀNH NHÂN THẤT VẬT      : Bất kiến kỳ thê.
          Ý nói : Người đi xa không có tin tức, của mất chẳng tìm lại được.

9. LỤC SÚC ĐIỀN TẦM              : Thập thất cửu không (mười nhà chín trống) .
          Ý nói : Việc chăn nuôi thua thiệt, việc làm ruộng mất mùa, kho tang rỗng tuếch.

TỔNG ĐOÁN THỜI VẬN :
         
          Quẻ này ứng triệu “Cây khô trụi cành” nên mọi việc mưu vọng đã khó khăn lại khó khăn them, khác nào như leo núi, leo hết tầng này lại đến tầng khác, thật là gian nan vất vả mà rốt cuộc chưa leo tới đỉnh. Lại như con chim lạc đường về rừng, nẻo xa hy vọng mùa xuân ấm áp tới, nhưng ngờ đâu mùa rét đã sát đến chân. Ai xin được quẻ xăm này, nên an thân thủ cựu, không nên cựa quậy, chỉ nhọc công phu mà thôi.

          Thời vận phải đợi đến ngày Đông-chí, có khí dương chớm dậy, cây cối được dịp nẩy mầm, thì mới có thể chuyển sang thời vận mới.




Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013

LINH XĂM ĐỨC THÁNH TRẦN-HƯNG-ĐẠO QUẺ SỐ 8


LINH XĂM ĐỨC THÁNH TRẦN-HƯNG-ĐẠO

                           QUẺ SỐ  8  -  HẠ HẠ

TRIỆU :                       Ngạ hổ phùng dương.

Dịch :                            Hổ đói gặp dê .

TỔNG THI :                Tứ dã vô nhân, sự diệc nan,
                                      Thất thân khởi liệu đáo thâm san !
                                      Kim triêu nhược đắc bồ-đề quả,
                                      Thác lạc phong tiền xuất cá quan.

Dịch :                            Vắng tanh bốn mặt khốn nguy thay !
                                      Lạc bước ngờ đâu tới núi này,
                                      Nếu được bồ-đề nhân quả tốt,
                                      Xác xơ họa thoát khỏi vòng dây.

CHÚ GIẢI :

1. TỰ THÂN GIA TRẠCH : Tam nguyệt hoàng hoàng.
          Ý nói : Thân thế và gia đình đương gặp việc bối rối.

.2. CẦU QUAN CẦU TÀI   : Trắc than tu hạnh.
          Ý nói : Nên nhún mình sửa hạnh rồi sẽ mong cầu tài cầu quan.

3. HÔN NHÂN                               : Vĩ sinh bão kiều.
          Ý nói : Vĩ sinh xưa là người giữ chữ tín có hẹn một nữ nhân ở dưới cầu mà không thấy lại, rồi nước dâng, phải ôm cầu mà chết. Ở dây chỉ việc hôn nhân có sự thất hẹn, dù đợi chờ cũng là uổng công.

4. LỤC GIÁP                                 : Thái không vô vân (thời quang không mây).
          Ý nói : Khó hy vọng có thai nghén.

5. PHONG THỦY                         : Địa tích dân bần (đất xấu dân nghèo).
          Ý nói : Mộ để đất xấu, con cháu không mong gì phát phúc.

6. QUAN TỤNG                            : Anh hùng nhập cốc.
          Ý nói : Người anh hùng gặp vận kiển, dù có giỏi cũng không gỡ nổi.

7. TẬT BỆNH                                : Tử-Lộ thinh đảo.
          Ý nói : Bệnh nầy nên cầu Thần Phật phù hộ, nhưng trước hết phải tu tỉnh tam thần; nếu không có âm công lại không chịu hối cải tội lỗi thì cầu cũng chẳng được chứng nào.

8. HÀNH NHÂN THẤT VẬT      : Vọng chi bất kiến.(Trông cũng chẳng thấy).
          Ý nói : Người đi xa không về, của mất không mong lấy lại.

9. LỤC SÚC ĐIỀN TẦM              : Thang hạn nhất niên.
          Ý nói : Công việc đồng ruộng, chăn nuôi, thảy đều thua lỗ.

TỔNG ĐOÁN THỜI VẬN :
         
          Quẻ nầy ứng triệu “Hổ đói gặp dê”, nên các sự đều xấu, khác gì người đi một mình trong chốn vắng vẻ hoang vu không biết đường ra. Giữa lúc kinh hoàng đó, may ra có phúc đức cứu thì cũng phải một phen hú vía rồi mới ra khỏi chốn hiểm nghèo.

          Về thời vận trong triệu có chữ “hổ” ứng vào tháng Dần là tháng Giêng ; có chữ “dương” ứng vào tháng Mùi là tháng 6 ; vậy hai tháng nầy nên đề phòng gấp, sợ có sự bị lừa hoặc bị tai nạn ./-






LINH XĂM ĐỨC THÁNH TRẦN-HƯNG-ĐẠO QUẺ SỐ 7


LINH XĂM ĐỨC THÁNH TRẦN-HƯNG-ĐẠO

                          QUẺ SỐ  7  -  ĐẠI CÁT

TRIỆU :                       Bạt thập đắc ngũ.

Dịch :                            Làm mười đạt năm.

TỔNG THI :                Xuân quang ngâm vịnh bất thăng đề,
                                      Nhật chiếu Thần san ảnh vị đê,
                                      Thạc quả kỷ hồi lưu bất thực,
                                      Thái mao hạ sự xuất trường đê !

Dịch :                            Trời xuân ngâm vịnh dạt dào thơ,
                                      Ác ngả Thần sơn ánh chửa mờ,
                                      Quả chín bấy lâu dành đợi đó,
                                      Thái mao lo phải chốn xa chừ !

CHÚ GIẢI :

1. TỰ THÂN GIA TRẠCH : Công gia vô dạng.
          Ý nói : Già trẻ mạnh khỏe, gia môn khang cát.

2. CẦU QUAN CẦU TÀI             : Xa tái dẩu lượng (lấy xe chở, lấy đấu đong).                                                                                              Ý nói : Việc cầu quan cầu tài đều thắng lợi vô kể.

3. HÔN NHÂN                               : Cầu chi tất đắc (cầu được như ý muốn).                                                                                                             Ý nói : Đánh tiếng là được, không sợ bị từ chối, cũng không gặp sự ngăn trở khó khăn gì.

4. LỤC GIÁP                                 : Yên sơn ngũ quế (Năm gốc quế nhà Đậu Yên-sơn).
          Ý nói : Sinh nhiều con trai, sau đều hiển đạt.
5. PHONG THỦY                         : Tất đắc kỳ trung.
          Ý nói : Mộ để trúng huyệt, kiểu đất hình thổ.

6. QUAN TỤNG                            : Thừa thắng tràng khu.
          Ý nói : Việc kiện đại thắng.

7. TẬT BỆNH                                : Tử tôn phùng cát.
          Ý nói : Gặp thầy gặp thuốc, bệnh sẽ khỏi liền.

8. HÀNH NHÂN THẤT VẬT      : Kim ngã lai tư.
          Ý nói : Người đi xa và của mất sẽ có tin đem về.

9. LỤC SÚC ĐIỀN TẦM              : Thái bình hữu tượng.
          Ý nói : Súc vật và hoa màu không bị phá hại, thảy đều hưng vượng.

TỔNG ĐOÁN THỜI VẬN :

          Quẻ này ứng triệu “làm mười được năm” là triệu biết làm điều hiền, biết chọn đường hay, nên có kết quả tốt. Trong thơ tổng vịnh có câu : “Quả chín bấy lâu dành để đó”  tức là âm công của ông bà tiên tổ còn để lại cho con cháu đời sau hưởng. Vậy ai xin trúng quẻ này mọi việc đều vững vàng, tài lộc cũng tiến đều. Trong quẻ có ghi chữ “đắc ngũ” ứng vào tháng 5 nhằm thời vận rất tốt. Lại có chữ “bạt thập” ứng vào tháng 10 cũng sẽ có việc thắng lợi đưa đến ./-

LINH XĂM ĐỨC THÁNH TRẦN-HƯNG-ĐẠO QUẺ SỐ 6


LINH XĂM ĐỨC THÁNH TRẦN-HƯNG-ĐẠO

                     QUẺ SỐ  6  -  TRUNG BÌNH

TRIỆU :              Thu giang vọng nguyệt.

Dịch :                   Ngắm bóng trăng dưới dòng sông mùa thu.

TỔNG THI :      Đàn cầm kỷ khúc tố tri âm,
                             Mao xá thinh lai bất khả tầm !
                             Nam-phố tống quân thôi hứng tứ,
                             Trường thiên nhạn độ quá bình lâm.

Dịch :                   Thánh thót đàn ai mấy tiếng hòa,
                             Tri âm xóm vắng chẳng tìm ra,
                             Chén đưa nam phố tuôn nguồn hứng,
                             Rừng thẳm lưng trời bóng nhạn xa.

CHÚ GIẢI :

1. TỰ THÂN GIA TRẠCH : Gia dụng bình khang.
          Ý nói : Tự thân mạnh khỏe, nhà cửa bình an. Mọi việc đều diễn tiến nhịp nhàng, không có sự gì thay đổi.

2. CẦU QUAN CẦU TÀI             : Cung tường ngoại vọng.
          Ý nói : Việc cầu quan và cầu tài hiện chưa có lối bước vào đành chỉ đứng ngoài mà ngó.

3. HÔN NHÂN                               : Quy môn đính kỳ.
          Ý nói : Việc hôn nhân  sẽ thành, vì : Đoài sẽ biến hào thượng hóa Kiền (Trời); Chấn sẽ biến hào sơ hóa Khôn (Đất); trời đất giao nên việc phải thành. Tuy nhiên phải đợi chờ một khoảng thời gian.

4. LỤC GIÁP                                 : Thu trung hữu nữ.
          Ý nói : Sinh con gái, sau này tài mạo song toàn.


5. PHONG THỦY                         : Tri nhân tắc triết.
          Ý nói : Nên đón thầy địa lý giỏi tìm giúp đất mới có hy vọng, đừng nghe những phường trí trá xảo ngôn.

6. QUAN TỤNG                            : Do dư vị định.
          Ý nói : Việc kiện tụng, cả đôi bên chưa bên nào quả quyết thắng.

7. TẬT BỆNH                                : Thần chi thính chi.
          Ý nói : Nên cầu Thần Phật phù hộ cho sẽ có cơ chóng khỏi. Cũng nên làm việc phúc đức nữa.

8. HÀNH NHÂN THẤT VẬT      : Vị ngã hà cầu.
          Ý nói : Không nên tìm kiếm chi cả. Người đi xa vẫn chưa về, của mất cũng không tìm thấy.

9. LỤC SÚC ĐIỀN TẦM              : Bạch bích vi hà.
          Ý nói : Việc cầy cấy chăn nuôi, đều thất 1 phần.

TỔNG ĐOÁN THỜI VẬN :

          Quẻ này ứng triệu “ngắm bóng trăng dưới dòng sông mùa thu” nên mọi việc trông như có thực, mà kết quả thành mơ hồ, khác nào như ngắm bóng gương nga long lánh dưới dòng sông, đẹp thì đẹp lắm, nhưng đấy chỉ là ảo ảnh mà thôi.

          Trong thơ tổng đoán cũng có nói :Tiếng đàn văng vẳng từ xóm nhà tranh vang ra, nhưng tìm đến người đánh đàn cũng như người nghe đàn thì tuyệt không thấy ai cả.

          Trong triệu có chữ “thừa phong” là nhờ gió. Gió là quẻ Tốn thuộc hướng Đông Nam, vậy công việc mưu cầu nên tìm nẻo Đông Nam thì tốt nếu quý nhân là người nữ trán rộng, tóc thưa thì càng hay ./-


Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

LỄ HỘI KỶ NIỆM 725 NĂM NGÀY CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG GIANG 8/3 Â.L (1288-2013)


Sáng 17-4, Ban quản lý Di tích đền thờ Đức Trần Hưng Đạo (Nha Trang), Học viện Hải quân cùng các hội viên tín hữu long trọng tổ chức lễ dâng hương kỷ niệm 725 năm Ngày chiến thắng Bạch Đằng Giang.
1
Lễ dâng hương trước tượng đài Trần Hưng Đạo.


Lễ kỷ niệm gồm các nghi thức như: Tụng kinh cầu quốc thái dân an; lễ tế cổ truyền; diễu hành xe hoa; dâng hương tại tượng đài Trần Hưng Đạo ở khu vực Công viên Bạch Đằng và rước đuốc thiêng về Đền Trần (số 124 Nguyễn Trãi, Nha Trang). Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã ôn lại lịch sử vẻ vang và ý nghĩa của trận chiến trên sông Bạch Đằng năm xưa dưới sự chỉ huy tài tình của Tướng quân Trần Hưng Đạo đánh bại âm mưu xâm lược của giặc Nguyên Mông, mang lại thái bình thịnh trị cho đất nước. Các đại biểu và người dân đã thắp hương bày tỏ lòng tôn kính, tri ân đối với người anh hùng của dân tộc.

Lễ kỷ niệm Bạch Đằng Giang là một trong những lễ hội được tổ chức hàng năm nhằm ghi nhớ công ơn của các thế hệ đi trước, góp phần giáo dục tinh thần yêu nước cho con cháu.

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

LINH XĂM ĐỨC THÁNH TRẦN-HƯNG-ĐẠO QUẺ SỐ 5


    LINH XĂM ĐỨC THÁNH TRẦN-HƯNG-ĐẠO


               QUẺ SỐ  5  -  THƯỢNG THƯỢNG


TRIỆU :                       Thừa phong phá lãng.
Dịch :                            Nhân gió để lướt sóng.

TỔNG THI :                Bằng hướng đông quân lực khá hồi,
                                      Âm thư nhân sự lưỡng tương thôi,
                                      Ô Giang vị tử nhân giang đỉnh,
                                      Thiên hạ anh hùng kỷ tự cai ?

Dịch :                            Nhờ sức trời xanh khéo chuyển xoay,
                                      Việc hay, dồn dập tiếp tin hay,
                                      Ô Giang chưa mất tài nâng đỉnh,
                                      Thiên hạ nào ai đã sánh tầy ?


CHÚ GIẢI :

1. TỰ THÂN GIA TRẠCH          :        Lão giả an chi.
                                                                   (Già được an nhàn).
          Ý nói : Già trẻ đều khỏe mạnh, gia đình cũng an vui.

2. CẦU QUAN CẦU TÀI             :        Đa đa ích thiên.
                                                                   (Càng nhiều càng hay).
          Ý nói : Cầu quan cầu tài đều đạt như ý muốn, không có sự gì trở ngại.

3. HÔN NHÂN                               :        Trí bưu truyền mệnh.
          Ý nói : Có tin vui mừng báo đến cho biết. Nhất là nếu được người ở xa thì lại càng tốt.

4. LỤC GIÁP                                 :        Kỳ nhân như ngọc
                                                                   (Người đẹp như ngọc)
          Ý nói : Việc sinh nở đẻ con khôi ngô, sau này ắt nên trang quý tử.

5. PHONG THỦY                         :        Lại dĩ an chi.
                                                                   (Nhờ được an toàn)
          Ý nói : Mộ phần yên, không có kẻ khác xâm phạm.

6. QUAN TỤNG                            :        Vạn bang hàng nhược.
          Ý nói : Công lý sáng tỏ, việc kiện tất thắng.

7. TẬT BỆNH                                :        Bồi cố chân nguyên
                                                                   (Bồi bổ nguyên khí)
          Ý nói : Nên dùng thuốc bồi bổ chân nguyên khí và đồng thời giảm tư tự thì bệnh sẽ mau khỏi.

8. HÀNH NHÂN THẤT VẬT      :        Nam xa chỉ lộ
                                                                   (Xe chỉ nam đưa đường)
          Ý nói : Kẻ đi xa có người mách lối về, của mất có kẻ chỉ nẻo tìm.

9. LỤC SÚC ĐIỀN TẦM              :        Nhất triêu hưởng chi.
          Ý nói : Việc chăn nuôi và làm ruộng thảy đều có lợi.

TỔNG ĐOÁN THỜI VẬN :
          Quẻ này ứng triệu “Con thuyền được gió lướt sóng ra khơi” nên mỗi việc đều có sức người ngoài phù trợ không cần vất vả mà được thành công. Tuy nhiên, trong thơ tổng luận có nhắc đến sự nghiệp anh hùng của Hạng Võ, lúc đắc thời, lên ngôi bá vương, coi thường nhân tài hào kiệt trong thiên hạ, rồi sau bị  thất bại ở Ô-Giang.
          Vậy ai xin được quẻ này, công việc làm ăn, mưu vọng tuy có thắng lợi nhưng luôn luôn phải giữ đức tính khiêm nhường thì mới tránh khỏi sự thất bại về sau ./-


LINH XĂM ĐỨC THÁNH TRẦN-HƯNG-ĐẠO QUẺ SỐ 4


   LINH XĂM ĐỨC THÁNH TRẦN-HƯNG-ĐẠO


                           QUẺ SỐ  4  -  HẠ HẠ


TRIỆU :                       Hàn thiền ẩm lộ.
Dịch :                            Ve lạnh uống sương.

TỔNG THI :                Nhân sự vô đa bất thị tiên,
                                      Thử nhân, thử thế đạm như thiền,
                                      Lai sinh ưng học kim-đơn dược,
                                      Ý ngã càn khôn xuất tục duyên.

Dịch :                            Trần tục nào ai đã hóa tiên ?
                                      Thân nầy, thế ấy nhạt mùi thiền,
                                      Kiếp sau học luyện lò tiên dược,
                                      Để chữa đời ta khỏi tục duyên.


CHÚ GIẢI :

1. TỰ THÂN GIA TRẠCH :        Ngã sinh chi hậu.
          Ý nói : Thân thế và gia đình lủng củng, chẳng được như lòng mong muốn.

2. CẦU QUAN CẦU TÀI             :        Mật vân bất vũ.
          Ý nói : Cầu quan cầu tài, nhiều tin tức hay mà sau không có kết quả gì, chỉ toàn là ảo vọng cả.

3. HÔN NHÂN                               :        Bất vĩnh sở sự.
          Ý nói : Việc hôn nhân không vĩnh viễn.

4. LỤC GIÁP                                 :        Hà khả trưởng dã.
          Ý nói : Việc con cái có điều vất vả.

5. PHONG THỦY                         :        Ốc dã thiên lỷ.
          Ý nói : Mộ phần yên.
6. QUAN TỤNG                            :        Hệ vu bào tang.
          Ý nói : Việc quan tụng có thể bị câu lưu.

7. TẬT BỆNH                                :        Nhan Hồi yểu tử.
          Ý nói : Bệnh trọng khó qua khỏi.

8. HÀNH NHÂN THẤT VẬT      :        Kỳ vong kỳ vong.
          Ý nói : Người đi xa và của mất không hy vọng trở về.

9. LỤC SÚC ĐIỀN TẦM              :        Táng ngưu vu dịch.
          Ý nói : Việc nuôi súc vật và việc canh nông đều thất lợi.

TỔNG ĐOÁN THỜI VẬN :

          Quẻ này ứng triệu “Ve lạnh uống sương” là quẻ không có tài lộc, không có quý nhân phù trợ ; các mưu vọng ít thành, ví như con ve xác đã gầy mòn, lại gặp tiết trời lạnh lẻo, chỉ có uống sương mà sống qua ngày.

          Tuy nhiên, dù gặp vận bĩ, nhưng vẫn còn đường sống thì chưa nên chán nản vội, hãy gắng chờ thời ./-

LINH XĂM ĐỨC THÁNH TRẦN-HƯNG-ĐẠO QUẺ SỐ 3


    LINH XĂM ĐỨC THÁNH TRẦN-HƯNG-ĐẠO


                     QUẺ SỐ  3  - TRUNG BÌNH


TRIỆU :                       Vong dương bổ lao.
Dịch :                            Mất dê mới lo rào chuồng.

TỔNG THI :                Trấp tải công phu ẩn kỷ đa,
                                      Nhất triệu lao lạc mạn phân hoa,
                                      Như kim nhược đắc quí công tử,
                                      Lan xú đồng tâm khởi vọng xa.

Dịch :                            Bao độ dùi mài chí thú thay,
                                      Nào ngờ một sớm quá vun tay !
                                      Ví bằng gặp được trang hiền đức,
                                      Lan sa ngày thêm ảnh hưởng hay.

CHÚ GIẢI :

1. TỰ THÂN GIA TRẠCH :        Đại nhân hữu bỉ.
          Ý nói : Tự thân và gia đình gặp lúc lủng củng không yên.

2. CẦU QUAN CẦU TÀI             :        Tái ông đắc mã.
          Ý nói : Cầu quan cầu tài gặp may nhưng phúc, họa điên đảo bất thường, không thể tính trước được.

3. HÔN NHÂN                               :        Đương diện thác quá.
          Ý nói : Việc hôn nhân có sự bỏ qua đáng tiếc.

4. LỤC GIÁP                                 :        Đông môn giải vi.
          Ý nói : Sự sinh nở gặp khó khăn, nhưng sau rồi cũng cứu thoát.

5. PHONG THỦY                         :        Bất như nhân hòa.
          Ý nói : Nên cư xử đẹp đẽ với mọi người để tránh sự phá hoại ngầm phần mộ.

6. QUAN TỤNG                            :        Tất hữu ngã sư.
          Ý nói : Kiện tụng nên tìm người biết luật làm cố vấn thì hơn.

7. TẬT BỆNH                                :        Cửu chuyển đan thành.
          Ý nói : Gặp thầy gặp thuốc, tuy nhiên, cũng tốn nhiều thuốc và thì giờ chạy chữa rồi bệnh mới khỏi.

8. HÀNH NHÂN THẤT VẬT      :        Ngã tổ đông sơn.
          Ý nói : Người đi, của mất nên sang nẻo đông mà tìm.

9. LỤC SÚC ĐIỀM TẦM             :        Tiểu hữu đắc dã.
          Ý nói : Có làm có ăn mà lợi lộc cũng chỉ nho nhỏ.

TỔNG ĐOÁN THỜI VẬN :

          Quẻ này ứng triệu “mất dê mới rào chuồng” là nói nên tu tỉnh tâm chí lại, nên nghe lời khuyên răn của bạn bè mới có cơ cứu vãn tình thế. Nghĩa là dù thời vận kém, nhưng biết hướng thiện cũng có thể chuyển xấu sang tốt, khác nào như kẻ để chuồng hư, dê mất thì nên rào lại chuồng là tự khắc không mất thêm dê nữa.

          Thời vận trong quẻ này có chữ “vong dương” là mất dê ; dê là tháng mùi (tức tháng 6). Vậy tháng 6 hạn xấu phải đề phòng. Ngoài ra, cũng nên lo miệng tiếng, vì dương (dê) thuộc (đoài) là khẩu thiệt (miệng tiếng). Lại nên đề phòng sông nước cho con gái thứ, vì đoài là “thứ nữ” lại là “chẵm lạch” cho nên phải lưu ý ./-