Gian giữa của chính điện là nơi tập trung thờ tự, các bàn thờ được xếp thứ tự từ ngoaifvaof trong như sau :
Bàn thờ Ban Công Đồng : Được đặt cách ngạch cửa chính vừa đủ bốn chiếu lạy. Bàn thờ được làm bằng gỗ, sơn son thếp vàng và được chạm trổ rất tinh xảo. Theo các cụ cho biết thì tất cả bàn thờ, bệ thờ trong chính điện đều được chọn kích cỡ theo Thước Lỗ Ban, và kích thước của bàn thờ Ban Công Đồng là : Rộng 1m28, ngang 3m, cao 1m28 ứng với cung : nạp phúc, Đăng khoa - Quý tử, Nạp phúc. Trên bàn thờ Ban Công Đồng là bộ ngũ sự bằng đồng sáng loáng và các bình hoa, cổ bồng (mâm đựng trái cây). Giữa bàn thờ là một lồng kính bên trong đặt một bộ hia và chiếc mão màu đỏ.(là vật thờ mang tính ước lệ cho các vị Vương tử, gia tướng của Đức Thánh Trần và tất cả các văn quan, võ tướng). Phía sau lồng kính là bộ bát bửu (lỗ bộ) bằng đồng rất tinh xảo và mỗi binh khí chỉ dài chừng 7 tấc và chúng tôi nghĩ rằng những từ khí này chắc cũng được chế tạo theo kích thước Lỗ Ban.
Bàn thờ linh vị Đức Thánh Trần : Được đặt nối sát với bàn thờ Ban Công Đồng và caohown một tấc. Bàn làm bằng gỗ sơn đỏ và không chạm trổ. Kích thước như sau : Cao 1m39 (cung Thuận khoa và Hoạch tài), ngang 1m98 (cung Đăng khoa), rộng 1m20 (cung Đăng khoa). Cũng như bàn thờ Công Đồng, bàn thờ linh vị Đức Thánh Trần gồm bộ ngũ sự, bình hoa, cổ bồng... chính giữa là linh vị cao chừng 5 tấc được đặt trong lồng kính. Linh vị đề tước hiệu của Ngài được Vua Trần Anh Tông ban sắc truy phong :"Linh Vị Thái Sư Thượng Phụ Thượng Quốc Công Bình Bắc Đại Nguyên Soái Long Công Thịnh Đức, Vĩ Liệt Hồng Huân Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương Thần Vị".
Hậu Cung : Được thiết lập cách với bàn thờ linh vị Đức Thánh Trần một chiếu lạy. Mặt nền nhà của hậu cung cao hơn sàn đền một tấc. Hai bên có cặp liễn đối bằng gỗ được sơn son thếp vàng lộng lẫy, câu đối nằm ngay hậu cung đề :
"Hồng Hà tú khí chung, đại tướng bảo ban do nhiệt huyết,
Bạch Đằng uy phong lẫm, địch quân quy quốc thượng hàn tâm".
Câu đối nằm bên tả và hữu đề :
"Nam nhạc giáng thần, vạn cổ anh phong chung tú khí;
Đông A hiển Thánh, ức niên hương hỏa trạc linh thanh".
Khi nghiên cứu về câu đối ở các Đình, Đền, Chùa, Miếu... thì câu đối ở cổng Tam quan và câu đối chính điện, hậu cung là quan trọng nhất.Thông thường câu đối ở Tam quan môn phải nói lên thế đất, địa danh của ngôi đền hay đình, chùa, miếu; còn câu đối ở hậu cung, chính điện thường là câu đối tôn vinh cong trạng và khắc họa nội dung tiêu biểu của đối tượng thờ tự.Vì vậy câu đối nơi hậu cung, chính điện bao giờ cũng là câu đối quan trọng nhất. Ở đây, câu đối ở hậu cung dường như được các cụ ta chủ động bỏ đi một chữ nhằm tạo nên một ẩn ý ?
"Hồng Hà tú khí chung..." lý ra phải là "Hồng Hà tú khí chung linh" ; còn "Bạch Đằng uy phong lẫm..." lý ra phải là "Bạch Đằng uy phong lẫm liệt" thì mới chuẩn. Và tôi tin rằng hai từ "linh" và "liệt" kia nhất định là hai từ đã được chủ tâm lược bỏ. Bởi lẽ cụm từ "uy phong lẫm liệt" và "Tú khi chung linh" là những cụm từ rất thông dụng tại các Đền thờ.
Khảo sát thực tế các câu đối ở các Đình, Đền, Miếu ở Khánh Hòa chúng tôi thấy rằng đều sử dụng câu đối có tổng số từ là số lẻ như 5, 7, 9, 11, 13... và hầu như chưa gặp trường hợp nào sử dụng câu đối với số từ là chẵn cả. Thế nhưng ở Đền Trần Hưng Đạo - Nha Trang lại dùng hầu hết câu đối hoành phi chính là số chẵn. Trong đó chỉ có hai câu đối phụ ở ngoài mặt tiền chính điện là 16 chữ, còn lại đều là 12 chữ. Phải chăng khi sử dụng dạng câu đối "Dương tính" này nhằm nói lên đây là "Đền thờ Cha" như câu ca dao thông dụng nói về lễ hội Thánh húy : "Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ". Đồng thời nói lên tính uy dũng của "Thượng Phụ Thượng Quốc Công Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn". Và việc bỏ bớt mỗi vế một từ trong mỗi câu đối nêu trên cũng nhằm tạo nên con số 12 như các câu đối khác. Ý kiến trên đây chúng tôi xin được đặt ra như một nghi vấn và rất mong các nhà nghiên cứu văn hóa quan tâm thêm.
Bàn thờ Đức Thánh Trần ở hậu cung cũng là một tác phẩm chạm trổ gỗ tinh xảo, các chân bàn được chạm hình đầu rồng và những hoa văn rất đẹp. Bàn rộng 1m20 (ứng với cung Đăng khoa), ngang 1m98 (ứng với cung Đăng Khoa), cao 1m39 (ứng với cung Thuận khoa). Trên bàn thờ là bộ ngũ sự và bức tượng Đức Thánh Trần đầu đội Kim Khôi, mặc hồng bào, tay trái cầm cuốn binh thư ngồi trên ngai rồng sơn son thếp vàng. Toàn bộ bức tượng cao chừng 1 m (cả phần ghế) phía trước ghế là thanh kiếm lệnh, và linh ấn. Trông dáng vẻ của Đức Ngài thật trang nghiêm, uy vũ và thật là tự tại, Trước ngai là bộ bát bửu bằng đồng và chiếc lư đồng luôn khói hương nghi ngút và các mâm lễ vật dâng cúng đầy ắp.
Hai bên trong cung là hai bệ thờ Nhị vị Vương Cô. Nếu nhìn từ ngoài vào thì bên trái thờ Đệ Nhất Vương Cô, còn bên phải thờ Đệ Nhị Vương Cô. Hỏi vì sao khi thờ Đức Thánh Trần lại thờ Nhị vị Vương Cô mà không ai khác thì các cụ đều không trả lời. Thế nhưng từ cách thờ ấy gợi cho chúng ta nhớ đến tục thờ Tam phủ, Tứ phủ ở Miền Bắc (tức thờ Mẫu) mà tục thờ Trần Hưng Đạo cũng có nguồn gốc từ tục thờ này.
Đệ Nhất Vương Cô là Quyên Thanh Quận Chúa, con gái trưởng của Đức Trần Hưng Đạo sau được tiến cung và được phong làm Nhân Tông Hoàng Hậu. Theo Đệ Nhất Vương Cô bửu cáo thì Bà là một đáng anh thư lỗi lạc của Triều Trần, Bà vừa giỏi văn vừa tinh vũ lược. Bửu cáo viết :
"Thông minh địa bộ, cốt cách Thiên sinh.
Phi thiên ứng mộng, Long nữ tá hình.
Đông A chi ngọc diệp lưu căn, giang sơn chung tú.
Nam Việt chi kim âu vĩnh điện, thảo mộc quyết linh.
Hương trú xuân viên, thụ kiếm nhi cao tiên chỉ điểm.
Hoa bài trận pháp, huy kỳ nhi Nguyên khấu hổn kinh.
... ".
Nghĩa là :
"Thông minh nết đất, cốt cách tính trời.
Đẹp tựa người tiên trong mộng, xinh như Long nữ mượn hình.
Lá ngọc của Triều Trần, hun đúc bởi khí thiêng sông núi.
Âu vàng của Đất Việt, kết tinh từ linh diệu thiên nhiên.
Hương thơm bát ngát vườn xuân, giỏi kiếm pháp nhờ cao tiên chỉ dạy.
Xếp hoa lập thành trận địa, phất tay cờ mà Thát Đát tan tành..."
Tương truyền trong các cuộc đại phá quân Nguyên, Bà luôn sát cánh cùng Vương Phụ và được Đức Trần Hưng Đạo yêu thương rất mực. Vì vậy hầu như ở tất cả các Đền Trần và Đền thờ Mẫu của các phái Tam phủ, Tứ phủ thường đều thờ tượng Bà bên cạnh Đức Thánh Trần Hưng Đạo.
Bệ thờ Đệ Nhị Vương Cô được đặt bên phải hậu cung Đức Thánh, các từ khí đều giống như bàn thờ Đệ Nhất Vương Cô. Tượng Bà cũng có cùng khuôn mẫu, áo mão, màu sắc đều giống tượng Đệ Nhất Vương Cô, chỉ khác là tay trái của Bà cầm thanh đoản kiếm.
Theo chính sử thì Bà là Anh Nguyên Quận Chúa, con gái nuôi của Đức Trần Hưng Đạo và là phu nhân của Tướng Quân Phạm Ngũ Lão. Song khi hiển Thánh thì chúng đệ tử đều gọi Bà là "Đệ Nhị Vương Nữ, Thủy Tiên Công Chúa". Bửu cáo Đệ Nhị Vương Cô viết rằng :
"Ngự phù mệnh phụ, tam giới trích Tiên.
Đoan trang địa tư, cốt cách thiên linh.
Hài đồng nhi thụ dưỡng Trần môn, Vương nữ liên xưng tỷ muội;
Kê tự nhi vu quy Phạm tộc, Súy Thần hảo hợp lương duyên.
Tòng tỷ xuân viên, vân chúng Tiên gia chi kiếm;
Tán nhung duy ốc, phong minh dược lỉnh chi chiên."
Nghĩa là :
"Mệnh phụ chốn triều ca, trích tiên miền tam giới.
Đoan trang nết đất, cốt cách trời sinh.
Được Trần gia nuôi dưỡng tự ấu thơ, cùng Vương nữ Quyên Thanh kết tình tỷ muội;
Tuổi cập kê được gả về Phạm tộc, cúng Súy Thần Ngũ Lão sánh mối lương duyên.
Vườn xuân theo chị, trau dồi kiếm pháp của Tiên ông;
Lều bạt thay nhà, tỏ rõ cao minh tài y dược..."
Và cùng như Đệ Nhất Vương Cô Quyên Thanh Công Chúa, Bà cũng được chúng đệ tử của Đức Thánh Trần tôn vinh thờ tự.
Ngoài những vị nhân Thần trên, Đền Trần Hưng Đạo - Nha Trang còn có bàn thờ Ngũ Dinh Đại Tướng - Ngũ Hổ Đại Thần (dân gian còn gọi là Ngài Năm Dinh). Bàn thờ "Năm Dinh" có kích thước kiêm tốn : rộng... ngang 1m30, cao 0m56 được đặt ngay bên dưới bàn thờ hậu cung Đức Thánh. Trên bàn thờ có hình Ngũ Hổ và bộ ngũ sự, và đay cũng chính là nơi các đệ tử thường đến xin xăm cầu phúc. Vì vậy mà ít khi bàn thờ thiếu vắng khói hương.
Với cấu trúc thờ tự trên, chúng ta thaasys có rất nhiều nét tương đồng với các Đên Đức Thánh Trần ở Miền Bắc song hệ thống các bàn thờ đã giản lược rất nhiều.
Đền Trần Hưng Đạo - Nha Trang là một vọng từ, song từ lâu đã thành một địa chỉ văn hóa quen thuộc của người dân Nha Trang - Khánh Hòa và ngày càng thu hút nhiều người tham quan,vọng bái vị anh hùng dân tộc kiệt xuất của đất nước ta. Để giữ gìn và phát huy hiệu quả xã hội của Đền Trần Hưng Đạo - Nha Trang trong thời kỳ mới, Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định số : 2577/UBQĐ, ngày 5 tháng 10 năm 1995, công nhận Đền Trần Hưng Đạo - Nha Trang là Di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh. Nhờ vậy, mà các hoạt động của Đền Trần Hưng Đạo - Nha Trang ngày càng thêm khởi sắc, xứng đáng là một điểm văn hóa - tâm linh của thành phố du lịch xinh đẹp và nổi tiếng.
Hai bên trong cung là hai bệ thờ Nhị vị Vương Cô. Nếu nhìn từ ngoài vào thì bên trái thờ Đệ Nhất Vương Cô, còn bên phải thờ Đệ Nhị Vương Cô. Hỏi vì sao khi thờ Đức Thánh Trần lại thờ Nhị vị Vương Cô mà không ai khác thì các cụ đều không trả lời. Thế nhưng từ cách thờ ấy gợi cho chúng ta nhớ đến tục thờ Tam phủ, Tứ phủ ở Miền Bắc (tức thờ Mẫu) mà tục thờ Trần Hưng Đạo cũng có nguồn gốc từ tục thờ này.
Đệ Nhất Vương Cô là Quyên Thanh Quận Chúa, con gái trưởng của Đức Trần Hưng Đạo sau được tiến cung và được phong làm Nhân Tông Hoàng Hậu. Theo Đệ Nhất Vương Cô bửu cáo thì Bà là một đáng anh thư lỗi lạc của Triều Trần, Bà vừa giỏi văn vừa tinh vũ lược. Bửu cáo viết :
"Thông minh địa bộ, cốt cách Thiên sinh.
Phi thiên ứng mộng, Long nữ tá hình.
Đông A chi ngọc diệp lưu căn, giang sơn chung tú.
Nam Việt chi kim âu vĩnh điện, thảo mộc quyết linh.
Hương trú xuân viên, thụ kiếm nhi cao tiên chỉ điểm.
Hoa bài trận pháp, huy kỳ nhi Nguyên khấu hổn kinh.
... ".
Nghĩa là :
"Thông minh nết đất, cốt cách tính trời.
Đẹp tựa người tiên trong mộng, xinh như Long nữ mượn hình.
Lá ngọc của Triều Trần, hun đúc bởi khí thiêng sông núi.
Âu vàng của Đất Việt, kết tinh từ linh diệu thiên nhiên.
Hương thơm bát ngát vườn xuân, giỏi kiếm pháp nhờ cao tiên chỉ dạy.
Xếp hoa lập thành trận địa, phất tay cờ mà Thát Đát tan tành..."
Tương truyền trong các cuộc đại phá quân Nguyên, Bà luôn sát cánh cùng Vương Phụ và được Đức Trần Hưng Đạo yêu thương rất mực. Vì vậy hầu như ở tất cả các Đền Trần và Đền thờ Mẫu của các phái Tam phủ, Tứ phủ thường đều thờ tượng Bà bên cạnh Đức Thánh Trần Hưng Đạo.
Bệ thờ Đệ Nhị Vương Cô được đặt bên phải hậu cung Đức Thánh, các từ khí đều giống như bàn thờ Đệ Nhất Vương Cô. Tượng Bà cũng có cùng khuôn mẫu, áo mão, màu sắc đều giống tượng Đệ Nhất Vương Cô, chỉ khác là tay trái của Bà cầm thanh đoản kiếm.
Theo chính sử thì Bà là Anh Nguyên Quận Chúa, con gái nuôi của Đức Trần Hưng Đạo và là phu nhân của Tướng Quân Phạm Ngũ Lão. Song khi hiển Thánh thì chúng đệ tử đều gọi Bà là "Đệ Nhị Vương Nữ, Thủy Tiên Công Chúa". Bửu cáo Đệ Nhị Vương Cô viết rằng :
"Ngự phù mệnh phụ, tam giới trích Tiên.
Đoan trang địa tư, cốt cách thiên linh.
Hài đồng nhi thụ dưỡng Trần môn, Vương nữ liên xưng tỷ muội;
Kê tự nhi vu quy Phạm tộc, Súy Thần hảo hợp lương duyên.
Tòng tỷ xuân viên, vân chúng Tiên gia chi kiếm;
Tán nhung duy ốc, phong minh dược lỉnh chi chiên."
Nghĩa là :
"Mệnh phụ chốn triều ca, trích tiên miền tam giới.
Đoan trang nết đất, cốt cách trời sinh.
Được Trần gia nuôi dưỡng tự ấu thơ, cùng Vương nữ Quyên Thanh kết tình tỷ muội;
Tuổi cập kê được gả về Phạm tộc, cúng Súy Thần Ngũ Lão sánh mối lương duyên.
Vườn xuân theo chị, trau dồi kiếm pháp của Tiên ông;
Lều bạt thay nhà, tỏ rõ cao minh tài y dược..."
Và cùng như Đệ Nhất Vương Cô Quyên Thanh Công Chúa, Bà cũng được chúng đệ tử của Đức Thánh Trần tôn vinh thờ tự.
Ngoài những vị nhân Thần trên, Đền Trần Hưng Đạo - Nha Trang còn có bàn thờ Ngũ Dinh Đại Tướng - Ngũ Hổ Đại Thần (dân gian còn gọi là Ngài Năm Dinh). Bàn thờ "Năm Dinh" có kích thước kiêm tốn : rộng... ngang 1m30, cao 0m56 được đặt ngay bên dưới bàn thờ hậu cung Đức Thánh. Trên bàn thờ có hình Ngũ Hổ và bộ ngũ sự, và đay cũng chính là nơi các đệ tử thường đến xin xăm cầu phúc. Vì vậy mà ít khi bàn thờ thiếu vắng khói hương.
Với cấu trúc thờ tự trên, chúng ta thaasys có rất nhiều nét tương đồng với các Đên Đức Thánh Trần ở Miền Bắc song hệ thống các bàn thờ đã giản lược rất nhiều.
Đền Trần Hưng Đạo - Nha Trang là một vọng từ, song từ lâu đã thành một địa chỉ văn hóa quen thuộc của người dân Nha Trang - Khánh Hòa và ngày càng thu hút nhiều người tham quan,vọng bái vị anh hùng dân tộc kiệt xuất của đất nước ta. Để giữ gìn và phát huy hiệu quả xã hội của Đền Trần Hưng Đạo - Nha Trang trong thời kỳ mới, Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định số : 2577/UBQĐ, ngày 5 tháng 10 năm 1995, công nhận Đền Trần Hưng Đạo - Nha Trang là Di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh. Nhờ vậy, mà các hoạt động của Đền Trần Hưng Đạo - Nha Trang ngày càng thêm khởi sắc, xứng đáng là một điểm văn hóa - tâm linh của thành phố du lịch xinh đẹp và nổi tiếng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét